VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

INSTITUTE OF POSTGRADUATE EDUCATION

Languages

  • English
  • Tiếng Việt

- Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1995.

- Số lượng CB, VC: 07 người, trong đó có: 01 Viện trưởng; 02 Phó Viện trưởng; 04 Chuyên viên.

- Quản lý: 08 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ, 17 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ.

- Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm: 40 NCS, 450 học viên cao học.

- Quy mô đào tạo: 54 NCS, 800 học viên cao học.

- Địa chỉ liên hệ: Phòng 203, Nhà A6, Trường Đại học Hàng hải  Việt Nam, số 484 Lạch Tray, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng.

- Điện thoại: 0225.3.735.879; E-mail: sdh@vimaru.edu.vn; Website: sdh.vimaru.edu.vn; Facebook: facebook.com/sdh.vmu/.

Thành tích nổi bật

+ Hoàn thiện về mặt tổ chức Viện, phân công nhiệm vụ rõ ràng, tổ chức hoạt động theo Quy chế làm việc của đơn vị đã được Nhà trường phê duyệt.

+ Xây dựng và hoàn thiện Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế Đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của Trường và người học.

+ Xây dựng Đề án và được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý mở cho 03 ngành đào tạo Tiến sĩ theo Đề án 89 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quản lý kinh tế, Quản lý hàng hải, Kỹ thuật bảo trì tàu thủy.

+ Cập nhật, bổ sung và hoàn thiện chương trình đào tạo 08 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ, 17 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của xã hội và của người học.

+ Hoàn thiện quy trình quản lý đào tạo Sau đại học theo hệ thống ISO 9001:2015.

+ Thường xuyên tổ chức giao ban đào tạo Sau đại học nhằm thống nhất xây dựng và chuẩn hóa hình thức tổ chức, quản lý đào tạo trong Trường đối với các đơn vị liên quan.

+ Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình học tập, giảng dạy của các lớp, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm quy chế.

+ Chuẩn bị tài liệu, thư viện, phòng thí nghiệm… cho NCS, học viên cao học học tập và nghiên cứu đầy đủ, đáp ứng đầy đủ các tiền đề cần thiết cho nghiên cứu, học tập.

+ Tổ chức tuyển sinh, bảo vệ luận án, luận văn mỗi năm 2 đợt theo đúng quy chế, có chất lượng tốt. Công tác này được chỉ đạo quyết liệt, bảo đảm các NCS hoàn thành chuyên đề, bảo vệ luận án ở cấp Bộ môn và cấp Trường, học viên hoàn thành và bảo luận văn đúng hạn. Kết quả là các NCS, các học viên đã nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, làm luận văn, luận án để bảo vệ đúng hạn.

+ Sử dụng hợp lý kinh phí Nhà nước cấp phục vụ cho công tác đào tạo Sau đại học của Nhà trường cũng như kinh phí từ nguồn đóng học phí và kinh phí đào tạo do học viên nộp, trên tinh thần đúng như Quy chế chi tiêu nội bộ do Nhà trường ban hành.

+ Thực hiện đúng quy chế đào tạo Sau đại học trên các mặt quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu và làm báo cáo kịp thời gửi về Bộ GD&ĐT.

+ Tổ chức tốt Hội nghị về đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo Sau đại học ở trong Trường mỗi năm 1 lần, tổ chức họp giao ban đào tạo SĐH hàng Quý làm cơ sở để BGH quyết định thay đổi một số vấn đề về quản lý đào tạo Sau đại học cho phù hợp với Quy chế mới của Bộ GD&ĐT.

+ Hoàn thành các báo cáo về đào tạo Sau đại học của Trường theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.

+ Đầu tư trang thiết bị, phòng học, thiết bị văn phòng đồng bộ đáp ứng được yêu cầu phục vụ đào tạo và quản lý học viên, đặc biệt là hệ thống điểm danh bằng thiết bị lấy dấu vân tay, các phòng học chuyên dụng để bảo vệ luận văn, luận án.

+ Tổ chức tuyển sinh và triển khai các khóa đào tạo Thạc sĩ bằng tiếng Anh cho học viên trong nước và học viên Hàn Quốc, Nigeria, Mozambique và Lào.

+ Chất lượng đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ được nâng cao, được người học và xã hội thừa nhận.

+ Chuẩn bị đội ngũ giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận án, luận văn cơ hữu và thỉnh giảng là các nhà giáo, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có uy tín trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong giới chuyên môn.

+ Cán bộ, chuyên viên Viện tích cực tự học tập chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học, mỗi năm thực hiện 1 đề tài NCKH cấp Bộ, 2 đề tài cấp trường, 2 bài báo khoa học, tham gia các hội thảo khoa học quốc tế và trong nước.